Thang máy chữa cháy, Thang máy cứu hộ nhập khẩu nguyên chiếc, tiêu chuẩn Châu Âu EN 81-72

Những tiêu chí lắp đặt thang máy chữa cháy nhập khẩu hiện nay?

Thang máy chữa cháy là là gì?

Thang máy chữa cháy hay Thang máy phục vụ cứu hộ cứu nạn là dòng thang máy được thiết kế chuyên biệt đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cao; được lắp đặt nhằm mục đích vận chuyển người (vận chuyển lính cứu hoả và cứu hộ cứu nạn người). Cũng tương tự hệ thống an toàn cho thang máy tải khách, Thang máy chữa cháy được trang bị thêm các hệ thống bảo vệ an toàn cao, hệ thống thông tin liên lạc kết nối tín hiệu với trung tâm điều khiển của toà nhà và các chức năng cho phép lực lượng chữa cháy (lính cứu hoả) điều khiển trực tiếp thang máy đến được các tầng của toà nhà khi có cháy xảy ra.

Các vật liệu được sử dụng trong thang máy chữa cháy phải đạt được giới hạn chịu lửa(*) theo quy định và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt khác.

Hãy cùng G20 khám phá các tiêu chuẩn an toàn vật liệu trong Thang máy chữa cháy của HITACHI nhé.

(*)Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng, được xác định bằng khoảng thời gian (tính bằng phút) kể từ khi bắt đầu tiến trình chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn cho đến khi xuất hiện một hoặc một số dấu hiệu nối tiếp nhau của các trạng thái giới hạn được quy định đối với cấu kiện đã cho như sau:

  • Mất khả năng chịu lực (khả năng chịu lực được ký hiệu bằng chữ R).
  • Mất tính toàn vẹn (tính toàn vẹn được ký hiệu bằng chữ E).
  • Mất khả năng cách nhiệt (khả năng cách nhiệt được ký hiệu bằng chữ I).

Ví dụ: Thang máy HITACHI tiêu chuẩn chịu lửa của cửa thang đạt EI120, nghĩa là, cửa thang máy phải đạt được thời gian chịu lửa là 120 phút kể từ khi lửa tiếp cận đến khu vực sảnh thang máy hoặc bên trong giếng thang máy.

Giải pháp Thang máy chữa cháy nhập khẩu  tiêu chuẩn Châu Âu (EN 81-72)

  1. Tìm hiểu chức năng vận hành thang máy chữa cháy của lính cứu hỏa là gì?
1.     Công tắc chuyển trạng thái sang điều khiển cho lính cứu hỏa “0” ⇒ “1”

2.     Tất cả các cuộc gọi tầng sẽ bị hủy và không hoạt động

3.     Thang máy sẽ được di chuyển đến Sảnh thoát hiểm chính tầng đầu tiên để phục vụ cho Lính cứu hoả

4.     Tiến hành dập lửa trước khi chuyển sang chế độ phục vụ lính cứu hoả

Mô hình bố trí công tác điều khiển cho lính cứu hoả của Thang máy chữa cháy

5.     Thao tác mật mã cho Lính cứu hoả: 1⇒0 (giữ ít nhất 5 giây) ⇒1 ⇒ Bắt đầu Giai đoạn 1 (thao tác nhớ lại)

6.     Cửa thang ở trạng thái mở và chờ đợi sẵn sàng phục vụ lính cứu hoả.

Thao tác mật mã cho Lính cứu hoả điều khiển Thang máy chữa cháy

  1. Cấu tạo Thang máy chữa cháy chuyên dụng nhập khẩu tiêu chuẩn Châu âu (EN 81-72) gồm những gì?

Đối với thang máy chữa cháy, Thang máy phục vụ PCCC, Thang máy cứu hộ chuyên dụng theo tiêu chuẩn EN 81-72 : 2003 cần có những chức năng và các biện pháp cứu hộ như thế nào???

  1. Thang tay cứu hộ từ bên trong cabin
  2. Thang tay giải cứu từ bên ngoài cabin
  3. Ngăn nước chảy vào khu vực giếng thang và cabin

Cấu tạo Thang máy chữa cháy Hitachi theo tiêu chuẩn Châu âu (EN81_72)

Giải pháp thoát hiểm từ bên trong cabin ra bên ngoài Thang máy chữa cháy HITACHI

 

Giải pháp thoát hiểm tiếp cận từ bên ngoài cabin Thang máy chữa cháy HITACHI

 

Thang máy chữa cháy HITACHI theo tiêu chuẩn EN81-72 đạt chuẩn IP65 và IP67

về bảo vệ (ngăn chặn) nước và bụi (tro) xâm nhập vào giếng thang máy khi xảy hoả hoạn

Giải pháp Thang máy chữa cháy nhập khẩu đáp ứng Quy chuẩn chữa cháy Việt Nam (QCVN 06:2020/BXD)

Các tiêu chuẩn của Thang máy tải khách phù hợp cho Thang máy chữa cháy theo tiêu chuẩn QCVN 06:2020/BXD(1)

  • Giới hạn chịu lửa của cửa của giếng thang máy được phép lấy không nhỏ hơn E30
  • Để bảo vệ người thoát nạn, phải bảo vệ chống khói xâm nhập các đường thoát nạn của nhà và các phần nhà.
  • Các kết cấu bao che của các giếng thang máy (trừ các giếng đã nêu trong 3.4.6) và các phòng máy của thang máy (trừ các phòng trên mái), cũng như của các kênh, giếng và hộp kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra như đối với các vách ngăn cháy loại 1 và các sàn ngăn cháy loại 3. Không quy định giới hạn chịu lửa của các kết cấu bao che giữa giếng thang máy và phòng máy của thang máy. Khi không thể lắp các cửa ngăn cháy trong các kết cấu bao che các giếng thang máy nêu trên, phải bố trí các khoang đệm hoặc các sảnh với các vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy loại 3 hoặc các màn chắn tự động đóng các lỗ cửa đi của giếng thang khi cháy. Các màn chắn này phải được làm bằng vật liệu không cháy và giới hạn chịu lửa của chúng không nhỏ hơn E30.
  • Trong các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm, trước lối vào các thang máy phải bố trí các khoang đệm ngăn cháy loại 1 có áp suất không khí dương khi cháy.
  • Mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao lớn hơn 28m (lớn hơn 50 m đối với nhà nhóm F1.3), hoặc nhà có chiều sâu của sàn tầng hầm dưới cùng (tính đến cao độ của lối ra thoát nạn ra ngoài) lớn hơn 09m phải có tối thiểu một thang máy chữa cháy.
  • Các yêu cầu kỹ thuật khác như: cấp điện, hệ thống điều khiển, truyền tín hiệu, liên lạc, thiết bị phục vụ bảo vệ chống cháy,… phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng được chọn lựa cho thang máy chữa cháy.
  • Ở điều kiện bình thường, thang máy chữa cháy vẫn được sử dụng để chở người. Thang máy chữa cháy có thể được bố trí với một sảnh thang máy riêng hoặc trong một sảnh chung với các thang máy chở người và hợp lại với nhau bằng một hệ thống điều khiển tự động theo nhóm (hệ điều khiển nhóm). Không được sử dụng các thang máy chủ yếu để vận chuyển hàng hóa để làm thang máy chữa cháy
  • Có số lượng được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ không vượt quá 60 m. Nếu có các tầng lánh nạn thì mỗi tầng đó phải được phục vụ bởi ít nhất một thang máy chữa cháy. Trường hợp nếu chỉ có một thang máy chữa cháy thì thang máy đó ít nhất phải đến được tất cả các tầng kế cận với tầng đang cháy của ngôi nhà. Và trường hợp nếu có nhiều thang máy chữa cháy được bố trí chung trong một giếng thang thì các thang máy có thể phục vụ cho các khu vực khác nhau của tòa nhà với điều kiện phải thể hiện rõ vùng được phục vụ trên mỗi thang máy đó.
  • Thang máy chữa cháy có chức năng vận hành cho Lính cứu hoả: Ở chế độ hoạt động bình thường, cửa các thang máy chữa cháy không được mở vào những tầng lánh nạn đó, còn cửa tầng của các giếng thang tại những tầng lánh nạn đó phải thường xuyên được khóa và chỉ được tự động mở khóa khi chuyển sang chế độ phục vụ lực lượng chữa cháy.
  • Được bảo vệ trong các giếng thang máy riêng (không chung với các loại thang máy khác) và trong mỗi giếng thang máy như vậy chỉ được bố trí không quá 3 thang máy chữa cháy. Kết cấu bao bọc giếng thang máy phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI120.
  • Sảnh thang máy chữa cháy được thiết kế thành khoang đệm đảm bảo diện tích không nhỏ hơn 4m2; Khi kết hợp với các sảnh của buồng thang bộ không nhiễm khói thì diện tích không nhỏ hơn 6m2; được bao bọc bằng các vách ngăn cháy loại 1; và có lắp đặt họng chờ cấp nước D65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp
  • Sức chở của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn 630 kg đối với nhà chung cư nhóm F1.3 và không nhỏ hơn 1000 kg đối với nhà sản xuất và nhà công cộng khác.
  • Tốc độ di chuyển của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn H/60 (tương đương 1.0 m/s). Trong đó H là chiều cao nâng (m).
  • Kết cấu bao che của cabin thang máy chữa cháy phải được làm từ vật liệu không cháy hoặc cháy yếu.
(1): QCVN 06:2020/BXD có hiệu lực từ tháng 7/2020 thay thế QCVN 06:2010/BXD, Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà) và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng.

Thiết kế phòng đệm Sãnh chờ Thang máy chữa cháy nhập khẩu theo QCVN 06:2020/BXD

Giải pháp Thang máy chữa cháy nhập khẩu đáp ứng Quy chuẩn chữa cháy Việt Nam (QCVN 04:2019/BXD)

Đối với nhà chung cư cao trên 150m hoặc có từ 4 tầng hầm trở lên, thì ngoài việc tuân thủ quy chuẩn này còn phải bổ sung các yêu cầu kỹ thuật và các giải pháp về tổ chức, về kỹ thuật công trình phù hợp với các đặc điểm riêng về phòng chống cháy của nhà chung cư đó, trên cơ sở tài liệu chuẩn được phép áp dụng theo quy định của pháp luật. Các yêu cầu và giải pháp này phải được thẩm duyệt của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

Các tiêu chuẩn của Thang máy tải khách phù hợp cho Thang máy chữa cháy theo quy chuẩn QCVN 04:2019/BXD(2)

  • Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp từ 5 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy, từ 10 tầng trở lên phải có tối thiểu 2 thang máy và đảm bảo lưu lượng người sử dụng theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng, trong đó tối thiểu phải có 1 thang máy chuyên dụng có kích thước thông thủy của cabin đảm bảo vận chuyển băng ca cấp cứu.
  • Cần bố trí tối thiểu 1 thang máy cho 200 người cư trú trong tòa nhà không kể số người ở tầng 1 (tầng trệt). Trường hợp tính toán theo số căn hộ thì cần bố trí tối thiểu 1 thang máy cho 70 căn hộ. Tải trọng nâng của một thang máy phải không nhỏ hơn 400 kg. Trong trường hợp nhà có một thang máy, tải trọng nâng tối thiểu của thang máy không nhỏ 600 kg.
  • Đối với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp có chiều cao PCCC lớn hơn 50m, mỗi khoang cháy của nhà phải có tối thiểu một thang máy đáp ứng yêu cầu vận chuyển lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo TCVN 6396-72:2010 và TCVN 6396-73:2010.
  • Thang máy phải có thiết bị bảo vệ chống kẹt cửa, bộ cứu hộ tự động và hệ thống điện thoại nội bộ từ cabin ra ngoài. Thang máy chỉ được hoạt động khi tất cả các cửa thang đều đóng.
  • Thang máy phải đảm bảo an toàn theo QCVN 02:2011/BLĐTBXH và được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng trong trường hợp sau: Sau khi lắp đặt; Sau khi tiến hành sửa chữa lớn; Sau khi xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong; Hết hạn kiểm định hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động.
  • Gian đặt máy và thiết bị thang máy phải có lối lên xuống, vào ra thuận tiện, an toàn và không được bố trí trực tiếp trên căn hộ. Giếng thang phải đảm bảo yêu cầu cách âm theo QCXDVN 05:2008/BXD và chống ồn theo QCVN26:2010/BTNMT.
  • Không được bố trí bể nước trực tiếp trên giếng thang máy và không cho các đường ống cấp nước, cấp nhiệt, cấp gas đi qua giếng thang máy.
  • Thang máy phải đảm bảo người cao tuổi, người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 10:2014/BXD(3)

(2): QCVN 04:2019/BXD có hiệu lực từ tháng 7 năm 2020, là Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật áp dụng khi xây dựng mới, xây dựng lại nhà chung cư có chiều cao đến 150 m hoặc có đến 3 tầng hầm, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp

(3): QCVN 10:2014/BXDQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng cho người tàn tật và công trình

Khi Quý khách hàng liên hệ đến G20, chúng tôi sẽ khảo sát, tư vấn và đưa ra giải pháp Công nghệ phù hợp; giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn Thang máy chữa cháy nhập khẩu đáp ứng nhu cầu sử dụng; với tiêu chuẩn An toàn tuyệt đối từ Công nghệ được sản xuất đồng bộ nguyên chiếc 100% Nhật, Mỹ hoặc Châu âu.

Thông tin liên hệ để được khảo sát & tư vấn Kỹ thuật Miễn phí

  • Hotline: 090.118.1060 (Zalo)
  • Email: Sales.g20tech@gmail.com

Leave Comments

0788 63 6660
090 118 1060